Nâng xoang là phẫu thuật thêm xương vào xương hàm trên ở vị trí răng cối nhỏ và răng cối lớn. Màng xoang giữa xương hàm trên và xoang hàm sẽ được tách ra và đưa lên trên để tạo khoảng trống cho xương ghép đặt vào. Sau một thời gian, xương mới sẽ được hình thành ở vùng này. Khi ấy xương sẽ đủ cho implant có chiều dài phù hợp để chịu lực nâng đỡ phục hình.

nang-xoang-la-gi

Nâng xoang để làm gì ?

Nâng xoang được thực hiện khi không có đủ xương hàm trên, hoặc xoang quá gần với xương hàm ở vị trí đặt trụ implant. Có một vài lý do cho điều này:

  • Nhiều người bị mất răng hàm trên, đặc biệt là răng sau, hoặc răng cối lớn, không đủ xương để cấy ghép implant. Theo giải phẫu của xương sọ, phần phía sau của hàm trên ít xương hơn so với hàm dưới.
  • Xương vùng cận xoang có thể bị tiêu do bệnh nha chu.
  • Mất răng dẫn đến tiêu xương. Khi một chiếc răng mất đi, xương sẽ bị tiêu đi (hấp thu lại vào cơ thể). Nếu mất răng lâu ngày, thường xương còn lại sẽ không đủ để đặt implant.
  • Xoang hàm trên có thể quá gần với hàm trên ở vị trí đặt implant. Hình dạng và kích thước của xoang khác nhau ở mỗi người. Xoang có thể rộng hơn theo độ tuối.
  • Nâng xoang trờ nên phổ biến trong vòng 15 năm trở lại đây với những trường hợp dùng implant để thay thế răng mất.

Quy trình nâng xoang được tiến hành như thếnào?

Phẫu thuật viên sẽ rạch một đường nhỏ trên nướu tại vị trí răng mất, sau đó lật nướu lên, bộc lộ xương bên dưới và tạo một cửa sổ xương nhỏ. Có một lớp màng xoang nằm ngăn cách xoang hàm và xương, lớp màng này sẽ được đẩy nhẹ nhàng và tách khỏi xương hàm.

Xương ghép dạng hạt sẽ được đưa vào xoang. Lượng xương có thể thay đổi, nhưng thường là vài mm.

Sau khi ghép xương, mô mềm sẽ được khâu lại. Implant được cắm sau 6-9 tháng. Trong khoảng thời gian này, xương ghép sẽ tích hợp vào xương bệnh nhân. Thời gian tích hợp tùy thuộc vào vật liệu ghép được sử dụng.

Thường phẫu thuật viên cũng có thể cắm Implant ngay cùng thời điểm nâng xoang.

Xem thêm: